Hướng dẫn hoạt động triển khai Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6/2016)
1. Hoạt động truyền thông Ngày VCDD:
- Xây dựng kế hoạch truyền thông và kế hoạch triển khai Ngày VCDD của các cấp.
- Tổ chức lễ phát động Ngày VCDD đối với tuyến tỉnh: đơn vị chủ trì là Sở Y tế, trách nhiệm triển khai là TTYTDP phối hợp với TTCSSKSS, TTGDSK, Sở Văn hóa Thông tin, Hội LHPN, Đoàn Thanh Niên, Sở Giáo dục Mầm non, báo, đài địa phương… cùng đại diện các ban ngành của tuyến huyện để phổ biến kế hoạch và nội dung triển khai Ngày VCDD.
- Tổ chức xây dựng các chương trình truyền thông về nội dung Ngày VCDD để đăng tải, phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình, báo, hệ thống loa truyền thanh.
- Tổ chức treo băng zôn, khẩu hiệu trên các trục đường chính theo nội dung thông điệp truyền thông Ngày VCDD.
- Truyền thông cổ động các thông điệp Ngày VCDD trên truyền hình – truyền thanh, báo, loa truyền thanh, xe lưu động.
- Tổ chức các hội thi về kiến thức và thực hành, các buổi nói chuyện, sinh hoạt câu lạc bộ về chủ đề phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, kiến thức bố mẹ - sức khỏe con,..
- Tổ chức tư vấn trực tiếp về các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng tại các cơ sở y tế và gia đình.
- Khuyến khích truyền thông bằng hình thức văn nghệ quần chúng: thơ, ca, kịch, dân ca,...
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách tổ chức điểm uống Vitamin A cho các cán bộ và nhân viên y tế về: cách bố trí sắp xếp, trang thiết bị dụng cụ, kỹ thuật cho trẻ uống, liều lượng uống,...
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động triển khai Ngày VCDD ở tuyến tỉnh, huyện, xã và tổng hợp thông tin nhanh về kết quả triển khai Ngày VCDD gửi báo cáo về Viện Dinh dưỡng.
2. Một số hoạt động cụ thể:
- Lập danh sách trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi, các bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng ở 63 tỉnh/ thành.
- Lập danh sách trẻ từ 37- 60 tháng tuổi, trẻ 24 - 60 tháng tuổi ở 22 tỉnh khó khăn.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy trình khi cho trẻ uống Vitamin A: cách bố trí sắp xếp, trang thiết bị dụng cụ, kỹ thuật cho trẻ uống, liều lượng uống theo phác đồ của Bộ Y tế đã ban hành...
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ phục vụ cho Ngày chiến dịch. Thuốc dự phòng sau chiến dịch khi trẻ bị bệnh sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp và bà mẹ sinh con...
- Tuyệt đối đảm bảo an toàn cho trẻ khi uống thuốc, cần chú ý như sau:
+ Một số nơi khó khăn, tổ chức cho trẻ uống Vitamin A trước chiến dịch thì phải nắm chắc họ tên trẻ, họ tên bố mẹ. Cán bộ y tế có trách nhiệm nhắc nhở các bà mẹ, các thành viên trong gia đình không được cho cháu đến uống Vitamin A tại điểm khác, nơi khác (vì các cháu có thể di chuyển từ vùng này đến vùng khác, xã khác).
+ Cho trẻ uống trực tiếp tại điểm uống, không đưa hoặc phát thuốc mang về nhà.
+ Trẻ bị ốm không đến được điểm uống thì cộng tác viên dinh dưỡng sẽ là người mang thuốc đến tận nhà cho trẻ uống.
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ cần uống bổ sung vitamin A.
+ Người cho trẻ uống thuốc cần thao tác đúng kỹ thuật, đúng liều lượng theo độ tuổi, chuyên môn theo hướng dẫn.
- Cần bố trí điểm uống một cách khoa học: từ bàn ghi danh sách, bàn uống thuốc và các dụng cụ khác (găng tay, khay, kéo, nước uống và mỗi trẻ dùng thìa riêng để uống nước).