Vitamin: Vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Có 2 loại vitamin gồm vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B và C) và vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K), hầu hết các vitamin đều phải được cung cấp từ thức ăn (ngoại trừ vitamin D). Bà mẹ cần khoảng 10 – 30 phút tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mỗi ngày (tùy thuộc vào mùa trong năm) để tạo ra một lượng vitamin D vừa đủ. Vitamin A, C, E là chất chống oxy hóa, chất có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tác dụng gây hại của các gốc tự do, giúp thu dọn những chất hóa học đó và ngăn chặn không cho chúng gây hại cho tế bào của cơ thể. Vitamin A, D, E, K là các vitamin tan trong chất béo và được dự trữ trong cơ thể.
Vitamin nhóm B và C không được dự trữ trong cơ thể, vì vậy cần phải ăn đủ các loại thức ăn cung cấp hai loại vitamin này khi mang thai. Hơn nữa, vitamin C bị phân hủy rất nhanh khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ, do vậy chúng ta không nên nấu các loại thực phẩm chứa rau củ ở nhiệt độ cao. Tương tự, các loại rau, củ, quả đóng hộp thường bị mất khá nhiều vitamin trong quá trình chế biến.
Chất khoáng: Một chế độ ăn hợp lý cần phải có đầy đủ khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, nhất là sắt, canxi, kèm. Nhưng cũng giống như vitamin, chất khoáng không thể được tổng hợp bởi cơ thể, vì vậy phải được cung cấp từ thức ăn. Nhu cầu cao về sắt và canxi của phụ nữ khi mang thai cần được đặc biệt quan tâm trong thai kỳ bởi vì chúng hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Thai nhi phát triển bằng cách lấy tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết từ cơ thể người mẹ. Sức khỏe của thai phụ và thai nhi phụ thuộc vào sự cung cấp đều đặn, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, phần lớn thông qua các nhóm thực phẩm mà phụ nữ mang thai ăn mỗi ngày.
Một số chất khoáng Chất xơ: Hầu hết chất xơ không có giá trị dinh dưỡng, nhưng được coi là thực phẩm chức năng. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng nên phòng ngừa táo bón, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa, tham gia đào thải các sản phẩm oxy hóa và các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm được nguy cơ ung thư đại tràng, ruột kết. Phụ nữ có thai được khuyến cáo ăn 28g chất xơ/ ngày trong khi phụ nữ cho con bú là 29g/ ngày.
Một số thực phẩm thông dụng giàu chất xơ
Nguồn: trích từ cuốn Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời - Hội Nhi khoa Việt Nam, Hội phụ sản Việt Nam