Giới thiệu nhóm Kỹ thuật về dinh dưỡng
Nhóm kỹ thuật về dinh dưỡng (tên tiếng Anh là Technical Working Group on Nutrition) được chính thức thành lập và gia nhập Nhóm Đối tác Y tế vào tháng 7/2015 (Công văn số 4696/BYT-QT, ngày 2/7/2015 của HTQT-BYT), tiền thân hoạt động của nhóm là Nutrition Cluster được thành lập từ năm 2010. Với các thành viên là các chuyên viên từ Vụ, Cục, Viện, Trường liên quan của Bộ Y tế; Các chuyên gia tổ chức Quốc tế và LHQ (UNICEF, FAO, WHO, WB, GAIN…); Các chuyên gia tổ chức phi chính phủ (HKI, World Vision, FHI 3600, A&T, Plan International, Save Children, Care…), Viện NC chính sách Y tế (ISMS), Trung tâm nghiên cứu và PT Cộng đồng (RTCCD).




Mục tiêu hoạt động chính của nhóm:


  • Hỗ trợ xây dựng và  triển khai thực hiện các mục tiêu của chiến lược về dinh dưỡng, các kế hoạch hành động dinh dưỡng của BYT và Chính Phủ - trong tổng thể Kế hoạch chung của ngành y tế  mỗi giai đoạn.

  • Hỗ trợ chương trình dinh dưỡng xây dựng, phát triển các giải pháp can thiệp dinh dưỡng hiệu quả  ở Việt Nam.

  • Hỗ trợ mục tiêu tăng cường hợp tác các hoạt động dinh dưỡng triển khai bởi các đối tác tham gia khác nhau ở Việt Nam.

Các hoạt động chính:

  • Chia sẻ thông tin cập nhật về khoa học dinh dưỡng có liên quan, các thông tin về triển khai chương trình;

  • Xây dựng kế hoạch và chương trình hành động - phối hợp can thiệp;

  • Thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực kỹ thuật trong can thiệp;

  • Tham gia vận động chính sách liên quan đến dinh dưỡng;

  • Các hợp tác nghiên cứu có thể.

Hoạt động cụ thể:


1. Hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm  hoạt động về dinh dưỡng cộng đồng và dinh dưỡng khẩn cấp:

  • Hỗ trợ tăng cường sự tham gia hợp tác của các đối tác trong nhóm dinh dưỡng trong các hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp.

  • Hỗ trợ tăng cường cơ chế điều phối và hợp tác các cấp trong hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp.

  • Tăng cường hướng tiếp cận có tham gia và dựa vào cộng đồng trong dinh dưỡng

2. Tham gia xây dựng các chính sách và kế hoạch phát triển liên quan đến dinh dưỡng:

  • Nhận diện các vấn đề tồn tại

  • Tham gia xây dựng chiến lược,và kế hoạch hành động dinh dưỡng

  • Đúc rút – chia sẻ  các bài học kinh nghiệm

  • Xây dựng các giải pháp chiến lược mới để thay thế theo hoàn cảnh khi cần

3. Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành và xã hội hóa trong hoạt động dinh dưỡng:

  • Tăng cường khả năng hợp tác giữa đơn vị triển khai hoạt động dinh dưỡng với chính quyền các cấp, với các tổ chức xã hội, các vụ, viện ở cấp trung ương và cấp địa phương trong các cuộc vận động dinh dưỡng".

  • Tăng cường quan tâm tới các vấn đề chung có tính cắt chéo -liên quan đến các hợp phần, các ngành khác nhau (ví dụ vấn đề môi trường, giới, quyền trẻ em, vấn đề HIV/AIDS).

  • Tăng cường hoạt động thuyết phục và huy động xã hội.

4. Tham gia vận động chính sách liên quan dinh dưỡng:

  • Tăng cường năng lực phân tích, đánh giá các khía cạnh về quyền trẻ em có sự tham gia của các bên có liên quan.

  • Nghị định 100/NĐ-CP ngày 6/11/2014 quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.

  • Bộ luật Lao động: chương 10-về lao động nữ.

5. Thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực kỹ thuật trong can thiệp:

  • Thúc đẩy áp dụng các khuyến nghị mới, chuẩn mực quốc tế mới trong dinh dưỡng

  • Áp dụng đúng các chuẩn mực kỹ thuật trong triển khai các hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp.

  • Tăng cường chia sẻ thông tin liên quan đến các chính sách và khuyến nghị toàn cầu trong dinh dưỡng.

  • Các cam kết chính trị đã được các chính phủ tham gia ký kết trong Công ước về quyền trẻ em.

  • Đảm bảo các can thiệp dinh dưỡng đi đúng các hướng chính sách và hướng dẫn kỹ thuật.

6. Tăng cường chất lượng hoạt động theo dõi giám sát hiệu quả về hoạt động dinh dưỡng, chia sẻ báo cáo chất lượng dinh dưỡng


7. Tăng cường xây dựng năng lực cho các tổ chức thành viên và năng lực cho hệ thống triển khai dinh dưỡng


8. Tổ chức cung ứng, dịch vụ  hỗ trợ về dinh dưỡng ở các thời điểm cần huy động: tổ chức được phân công làm đầu của từng lĩnh vực can thiệp cụ thể khi tình huống khẩn cấp.